Lịch sử mĩ thuật VN ( 1885 – 1945) Mỹ thuật thời pháp thuộc (1885 – 1945)

  1. Hoàn xảnh xã hội :

Năm 1885 Pháp chiếm kinh đô Huế hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam. Triều đình Huế đầu hàng một số sỹ phu đã đi với nhân dân nổi dật, đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh giải phóng dân tộc

Trong suốt 60 năm đặt ách thống trị trên đất nước ta , Pháp đã áp dụng nhiều chính sách đàn áp , bóc lột hòng cai trị nhân dân ta.cùng với chính sách công nghiệp , kinh tế , thương mại là những chính sách về giáo dục văn hóa , tư tưởng.

Các trường kĩ thuật được trú trọng .Hệ thống các trường tiểu học Pháp –Việt dần thay thế nền Hán học cũ .Để dào tạo ra một hệ thống công chức người việt trong bộ máy chính quyền , Pháp bắt đầu lập đại học cục gồm nhiều khoa như : Cao đẳng nông nghiệp , trường pháp chính…

Mặt khác để khai thác tài năng sáng tạo và sự khóe léo của người việt Nam , phục vụ chính sách khai thác thuộc đại , từ những năm đầu thế kỉ XX ,Pháp mở một số trường kĩ nghệ thực hành ở nhiều nơi .Với việc mở các trường kĩ nghệ

Năm 1901 chúng mở trường Mĩ nghệ Thủ Dầu một

Năm 1907 trường Mĩ Nghệ biên Hòa  đào tạo thợ gốm sứ và đúc đồng.

Năm 1913 mở trường Nghệ thuật ở Gia Định đào tạo những người dạy vẽ trong trường phổ thong hoặc thiết kế mẫu cho các xưởng .

Năm 1920 mở trường nghệ thuật thực hành ở Hà nội với mục tiêu đào tạo ra các thợ thủ công.

Năm 1925 mở trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông dương.

Hoạ sỹ Vichtotacđiơ với lòng ham mê nghệ thuật và cảnh sắc của đất nước Việt Nam cuốn hút, ông ở lại và vận động chính quyền thực dân cho mở trường Cao đẳng mỹ thuật. Đến 27/10/1924 toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Tháng 10 năm 1925 khai giảng và chính thức đi vào hoạt động đào tạo khoá I (1925 – 1930).
Năm 1945 mở được 18 khoá với 149 sinh viên. Cho đến năm 1945 khi nhật đảo chính Pháp , trường đóng cửa.

2) Những thành công từ  1925 -1945:

-Sự thay đổi trong nội dung chủ đề ,đề tài sang tác:

Nghệ thuật đã đi sâu vào diễn tả mọi mặt trong đời sống của con người ( rửa rau cầu ao , đi chợ , lễ hội , cắm hoa , soi gương…)

Đề tài , chủ đề cũng được mở rộng , các họa sĩ đã tìm thấy nguồn cảm hứng không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn hay trong cuộc sống gia đình …

Bên cạnh mảng tranh sinh hoạt ca ngợi vẻ đẹp về hình và sắc của con người nhất là người phụ nữ , mt trong thời kì này tranh phong cảnh cũng khá thành công .

VD : thuyên tren song hương –sơn dầu 1935 của tô ngọc vân

Lùm tre ( sơn mài 1939) nguyễn gia trí

Gió mùa hạ ( sơn mài 1940 ) của PHạm Hậu ….

Hạn chế :

chưa diễn tả hết được mọi mặt của cuộc sống , mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động xã hội và một số đối tượng phản ánh.

Đối tượng phản ánh thành công là hình tượng người phụ nữ đã được lãng mạn hóa , thi vị hóa.

3. Sự đổi mới về chất liệu và kĩ thuật , bên cạnh các chất lieuj truyền thống ,có nhiều chất liệu vẽ tranh được các họa sĩ Việt Nam biết đến

– sơn dầu : là chất liệu nguồn gốc phương tây , các họa sĩ việt nam bằng vút pháp riêng của mình đã khai thác thế mạnh của kĩ thuật sơn dầu và tạo ra một phong cách vẽ tranh sơn dầu của người việt nam.( sự kết hợp , dung hòa giữa lối vẽ mềm mại , nhẹ nhàng của chất liệu lụa quen thuộc với lỗi vẽ sơn dầu mạnh mẽ rõ rang về dậm nhat , hình khối ánh sang …)

Nhiều họa sĩ thành công với chất liệu này như Tô ngọc vân , trần văn cẩn . lương xuân nhị , lưu văn sìn….

VD: Việt bắc – 75×75 Lưu văn sìn

Em thúy – 60x45cm ( 1943) Tran Vă Cẩn

–      Sơn Mài:

Một trong những chất liệu đặc biệt và mang tính chất dân tộc rõ nét là chất liệu sơn mài. Mặc dù nghề sơn mĩ nghệ và ứng dụng đã có truyền thống lâu đời và phát triển ở nhiều nước châu Á và việt Nam, nhưng dùng sơn ta để làm tranh và thuật ngữ “ sơn mài”  thì phải đến tận những năm 1930- 1931 mới xuất hiện. Được sự giúp đỡ của nghệ nhân Đinh Văn thành  các sinh viên của trường Cao Đẳng Mĩ thuật  Đông Dương đã đi vào khai phá và hoàn thiện kĩ thuật sơn mài , đưa nghệ thuật sơn mài phát triển đạt thành tựu cao trong các thời kì sau đó.

Những họa sĩ vẽ sơn mài thành công trong thời kì trước 1945 như :

Nguyễn gia trí , nguyễn tường lân, lê quốc lộc , Trần quang trân , Phạm hậu

VD: gió mùa hạ ( 68x 149) 1940 – Phạm hậu

Bờ ao – Trần quang trân

Hội chùa – lê quốc lộc.

-Lụa và khắc gỗ :

Lụa : Trường CĐ MT Đông dương thành lập người đi tiên phong là họa sĩ Nguyễn Phan chánh. Ngay từ năm 1931 , trong đấu xảo thuộc địa ở pari , tranh “chơi ô ăn quan” của ông đã gây tiếng vang lớn.Tranh lụa  của các họa sĩ vn không giống với tranh lụa trung quốc , mặc dù các họa sĩ vn học tập , nghiên cứu tranh lụa Trung quốc.

-Khắc gỗ màu : có truyền thống từ mĩ thuật cổ với thể loại tranh dan gian đong hồ . phát huy những tinh hoa văn hóa dan tộc , nhiều họa sĩ VN đi vào khai thác chất liệu khắc gỗ màu.có thể kể đến tranh “ Bến thuyền song hông (40x43cm) vẽ năm 1930 của họa sĩ An sơn- đỗ đức thuận.

Bức tranh cho ta thấy một thể loại tranh khắc gỗ hiện đâị không giống với tranh đông hồ hay hang trống.Đây là đặc điểm cuat mt Vn hiện đại.Đó là sự kết hợp những nét dan tộc truyền thong với lối tạo hình hiện đại , khoa học.

=> Mt 1885 =1945 tạo nên vóc dáng mới cho nghệ thuật việt nam hiện đại đó là nên nghệ thuật hiện thực

Mt giai đoạn này diễn tả nhiều mặt của cuộc sống

Giai đoạn bản lề , nền móng nghệ thuật việt nam hiện đại

Mt giai đoạn này chỉ dừng lại 1 số mảng đề tài chủ đề sinh hoạt , gia đình chưa đề cập đến vấn đề lớn mang tính cách mạng

Chưa thực sự đến với người lao động